Dự án BIPP được thiết kế nhằm cải thiện khung chính sách về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (DNCN) - một yếu tố cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân bấm nút khai trương Cổng thông tin dự án BIPP và Hệ thống nộp đơn Quỹ InnoFund.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân bấm nút khai trương Cổng thông tin dự án BIPP và Hệ thống nộp đơn Quỹ InnoFund.

Dự án BIPP được thiết kế nhằm cải thiện khung chính sách về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (DNCN) - một yếu tố cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể của dự án là hỗ trợ Bộ KH&CN tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ nhờ khung pháp lý được cải thiện, tạo ra một loạt các cơ chế phù hợp để hình thành và vận hành các cơ sở ươm tạo KH&CN nhằm củng cố khu vực doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ.
Để đạt được tác động theo yêu cầu, chiến lược dự án phải nhằm vào hoạt động ở 3 cấp: Vĩ mô, trung gian và vi mô.
Cấp vĩ mô, ươm tạo DNCN là một lĩnh vực theo chiều ngang nhưng lại thuộc nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành nhà nước: Phối hợp hiệu quả chính sách và pháp luật của các bên liên quan quan trọng này là hết sức cần thiết nếu muốn đạt hiệu quả trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Dự án BIPP hỗ trợ việc xây dựng một thông tư về ươm tạo DNCN cấp bộ, làm cho nó đơn giản hơn để các thực thể nhà nước thiết lập vườn ươm DNCN và nhận hỗ trợ từ Nhà nước có thể thực hiện theo. Xây dựng chính sách phải đảm bảo mức độ hỗ trợ nhất quán và dự đoán được trong một vài năm. Đây là lý do tại sao phải đưa các hoạt động hỗ trợ vào trong chính sách phát triển cấp quốc gia/tỉnh.
Qua dự án BIPP, những kinh nghiệm thực tiễn ở cấp vĩ mô và trung gian sẽ được phản hồi để góp phần vào quá trình phát triển chính sách.
Cấp trung gian, thiết lập vườn ươm công nghệ mới ở Hà Nội và phát triển vườn ươm DNCN hiện có ở TPHCM sẽ là một sự thử nghiệm thực tiễn tại hiện trường về cải cách chính sách thí điểm ở cấp trung gian. Điều này đánh giá được hiệu quả chi phí, tính hữu dụng và hiệu quả hỗ trợ của Nhà nước đối với các tổ chức trung gian kinh doanh.
Ở cấp vi mô, Dự án BIPP sẽ thí điểm sự hỗ trợ sáng tạo đổi mới của Nhà nước cho người thuê ở hai vườn ươm DNCN dự kiến cũng như người thuê ở các vườn ươm doanh nghiệp đã thành lập khác. Các dịch vụ này sẽ được cung cấp thông qua một quỹ mới của Nhà nước là Quỹ Innofund. Quỹ Innofund sẽ trợ cấp kinh phí thông qua các hợp đồng tài trợ vốn cho một loạt các hoạt động hỗ trợ xây dựng năng lực quan trọng cho người thuê tiềm năng và người thuê hiện có ở các vườn ươm KH&CN. Ngoài ra, các phương án để thiết lập một quỹ Innofund dài hạn, bền vững sẽ được lựa chọn nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của quỹ.
Quỹ Innofund sẽ hỗ trợ tất cả các khía cạnh của phát triển tiền thương mại, bao gồm mua nguyên liệu thô thiết yếu và thuê/mua thiết bị phát triển mẫu. Tuy nhiên, đầu tư thương mại và các chi phí thường xuyên sẽ không được hỗ trợ bởi Dự án BIPP.
Dự án BIPP sẽ hỗ trợ Bộ KH&CN xây dựng một mạng lưới các nhà đầu tư nhà nước, tư nhân và nhà tài trợ để làm tăng nguồn lực sẵn có cho một loạt các đầu tư thương mại.
Bên cạnh đó, Dự án BIPP cũng hướng đến các nhà sáng chế không chuyên.
Gần đây, đoàn công tác của Ban Quản lý dự án BIPP đã có chuyến thăm thực tế một số cơ sở ươm tạo DNCN tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Qua chuyến khảo sát này, hầu hết các đại diện vườn ươm, doanh nghiệp đang được ươm tạo hay các nhà sáng chế không chuyên đều bày tỏ mong muốn Ban Quản lý dự án BIPP sớm hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn hoạt động Quỹ InnoFund, Cẩm nang hướng dẫn người nộp hồ sơ đề xuất và các mẫu nộp hồ sơ đề xuất để các vườn ươm, doanh nghiệp đang được ươm tạo cũng như các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà sáng chế có cơ hội được nhận tài trợ từ Quỹ InnoFund trong thời gian sớm nhất.