Có thể hiểu, Bitcoin là một dạng hàng hóa không bị phụ thuộc vào các tổ chức trung gian, cũng không bị chi phối/kiểm soát bởi chính phủ/tổ chức nào... trong quá trình trao đổi mua bán.

Ông Trần Việt Vĩnh - CEO của ONeLink.

Mỗi tài khoản Bitcoin khi giao dịch chỉ cần một chuỗi ký tự, vì thế, các bên đều không biết được thông tin cụ thể về tài khoản Bitcoin giao dịch với mình. Khi càng nhiều người tin vào điều này, Bitcoin sẽ càng tăng. Giống như trong hoạt động mua bán bất động sản, khi người đầu tư có niềm tin giá nhà đất sẽ tăng thì họ sẵn sàng đầu tư, dẫn đến đẩy giá lên cao.

Ở Việt Nam, chưa bàn tới vấn đề Bitcoin là tiền điện tử hay là gì, nhưng chừng nào Bitcoin còn có giá trị trên thị trường quốc tế, thì dù cơ quan quản lý nhà nước có muốn hay không, Bitcoin sẽ vẫn là một công cụ cho những nhà đầu tư/đầu cơ tài chính kiếm lợi nhuận, như cách người Việt bấy lâu nay vẫn giao dịch mua bán vàng hoặc ngoại hối tại các sàn forex quốc tế.

Trong trường hợp chính phủ công nhận Bitcoin là tiền điện tử, chấp nhận nó là phương tiện thanh toán hợp pháp thì Bitcoin sẽ được phổ cập nhanh chóng vào các hoạt động thanh toán thường ngày.

Còn ngược lại, nếu không chấp nhận, thì Bitcoin vẫn chỉ là một dạng hàng hóa để đầu tư/ đầu cơ nhằm mục đích sinh lợi. Khi đó, những nhà đầu tư/ đầu cơ có nguy cơ gặp rủi ro đến từ nhiều phía, như người đầu tư mất niềm tin vào tính bảo mật của công nghệ, chính phủ các nước không chấp nhận sử dụng đồng Bitcoin trong thanh toán, hay việc các nhà đầu tư lớn sau khi mua vào thì bán tháo ra,… dẫn đến giá trị đồng Bitcoin tụt thê thảm.