Ông Trần Trọng Kiên, người thành lập Buffalo Tours, đã đưa ra 10 bài toán cho du lịch Việt Nam mà có thể sử dụng các giải pháp công nghệ để tìm ra câu trả lời.

Trần Trọng Kiên đã tạo bước ngoặt bằng việc thành lập Buffalo Tours vào năm 1994. Hiện nay, Buffalo Tours đã có trị giá hàng trăm triệu USD, nổi tiếng trong ngành du lịch toàn khu vực châu Á.
Ông Trần Trọng Kiên thành lập Buffalo Tours vào năm 1994. Hiện nay, Buffalo Tours đã có trị giá hàng trăm triệu USD, nổi tiếng trong ngành du lịch toàn khu vực châu Á.

1. LOCOGUIDE – Hướng dẫn viên nội địa

Cầu: có một số lượng không nhỏ khách quốc tế đi lẻ, đi công tác, khách mời, khách Việt Nam như vậy tuy tỷ lệ ít hơn, nhưng cũng đang tăng dần, có nhu cầu tìm tourguide tại chỗ theo đúng sở thích của mình.

Cung: có 25,000 hướng dẫn viên du lịch được đăng ký chính thức và khoảng 30,000 hướng dẫn viên địa phương.

Cần có một giải pháp kết nối. Hiện đã có một vài site nhưng đều qui mô nhỏ không phủ hết Việt Nam.

2. Virtual Lonely Planet – Sách hướng dẫn kỹ thuật số

Cầu: Khách outbound – đi du lịch ngoài nước từ Việt Nam đang tăng rất nhanh, đạt con số hàng triệu. Thường đến những điểm khá nổi tiếng. Đa phần đến đâu đều rất cần nghe thông tin, nhưng còn phải bận selfie, hướng dẫn viên thì thường không làm xuể hoặc biết qua loa.

Cung: App tự động xác định vị trí (qua GPS) và đọc thông tin về địa điểm bằng tiếng Việt. Thông tin này thì có đầy trên mạng. Khách có thể đọc trước hoặc tự tra cứu nhưng lười.

Business model: ăn chia cùng hãng, hoặc cho download có phí - (bản không phí thì sơ sài).

3. Vietnam Cultural Digital Asset – Tài sản di sản văn hoá Việt Nam

Cầu: Nhà nước cần số hóa các tài sản văn hóa Việt Nam. Khách tham quan cần trải nghiệm tốt hơn về các tài sản văn hóa. Ví dụ: bảo tàng Củ Chi, Đền Trần, Chùa Ba Chúc…

Cung: hiện tại đang rất sơ sài.

Giải pháp: số hóa 3D kèm thuyết minh, khách có thể trải nghiệm trước khi đến.

Business model: ăn chia tiền vé với nhà nước, cho quảng cáo trên hiện vật.

4. Pocket Hotel Manager – Sổ tay hướng dẫn người chủ khách sạn nhỏ

Cầu: trong 10 năm gần đây, số phòng khách sạn Việt Nam tăng gấp 6 lần. Chủ yếu ở phân khúc mini hotel. Các ông/bà chủ mới này hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về quản lý khách sạn, cũng không đủ business để thuê quản lý.

Cung: rất ít, không ai đào tạo, nghề này đang rất hot.

Giải pháp: Hotel in your pocket

Kết nối các kênh, phân công dọn buồng, lễ tân, hướng dẫn ăn uống….

Business model: cho thuê rẻ, mục tiêu chính là nắm được lượng tồn phòng trống, sẽ kiếm được tiền từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

5. Robot dọn rác

Cầu: rất nhiều điểm du lịch, đường phố, trông bẩn, nhếch nhác vì không có người dọn thường xuyên

Giải pháp: camera tự động phát hiện rác hoặc do khách reprort, sử dụng robot hoặc điều công nhân vệ sinh đến dọn ngay.

6. Tour planner – Lập kế hoạch du lịch

Cầu: Một kiểu ERP – hệ thống quản trị toàn diện - cho công ty lữ hành. Các công ty lớn đều đã có. Việt Nam có khoảng 10,000 công ty du lịch nhỏ (doanh thu <10 triệu USD, lợi nhuận tầm 200 ngàn USD).

Cung: Cần 1 giải pháp rẻ, cỡ 2-3.000 USD mua đứt hoặc cho thuê cỡ 50-100 USD/tháng.

7. Customer feedback unified portal – Sắp xếp đánh giá trải nghiệm người dùng

Cầu: hiện các hotel, các hãng du lịch phải gom review – đánh giá của khách hàng từ khoảng gần 30 website nổi tiếng trên thế giới. Rất mất thời gian và không hiệu quả.

Cung: cần có một module đi thu thập – dữ liệu về, phân loại, sắp xếp, đánh giá.

8. Visa outbound – Xin visa quốc tế

Cầu: khách Việt đi du lịch làm visa rất mất thời gian, cần rất nhiều hồ sơ, mà phải nộp đi nộp lại cho hãng. Con số khách lên đến hàng triệu

Cần một giải pháp số hóa hồ sơ visa, phù hợp với yêu cầu của từng nước, liên thông được với các hệ thống của đại sứ quán nước cấp visa.

Hiện đã có một số công ty nước ngoài vào Việt Nam, nhưng thị trường vẫn còn rộng.

9. Airport landing slot balancing – Dịch vụ chuyển tải sang các sân bay phụ

Cầu: hiện tại vấn đề lớn nhất của du lịch Việt Nam là các sân bay quá tải. Tân Sơn Nhất đã bị vượt gấp đôi. Sân bay Long Thành thì còn lâu mới xong. Có một vấn đề là các hãng du lịch vận chuyển hành khách bằng đường hàng không thường thiết kế tour đi và đến cùng một kiểu (copy lẫn nhau) nên cứ đi là đến HN về là HCM hay là đến HCM thì về cũng HCM nên càng quá tải. Trong khi đó các sân bay lân cận như Cần Thơ, Biên Hòa (gần HCM), hoặc Vân Đồn, Thọ Xuân (gần HN) đều vẫn có thể dùng được.

Cung: cần có giải pháp để tối ưu việc sử dụng các slot hạ/cất cánh giữa các sân bay, giúp các hãng hàng không giảm chi phí, tăng lượng chuyến, sử dụng hết hạ tầng có sẵn. Thông tin về số lượng chuyến bay đi/đến, số khách đi/đến, giá cả dịch vụ của các sân bay đều có sẵn.

10. Ofo Việt Nam – Mô hình xe đạp chia sẻ

Cầu: Việt Nam chắc chắn sẽ cấm xe buýt du lịch đi vào trong các điểm du lịch, các trung tâm thành phố.

Cung: một giải pháp như Ofo cho xe đạp/scooter/ cho các điểm du lịch.