Do có bề ngoài khá “độc” và đẹp, cá hải long cỏ được rất nhiều yêu cá cảnh săn làm cá cảnh. Chính vì sự suy giảm đáng kể ở môi trường tự nhiên, nó được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào sách đỏ năm 2006.

Cá hải long cỏ (cá rồng biển thân cỏ) có tên khoa học là Phyllopteryx Teniolatus, là một loài cá thuộc họ cá chìa vôi. Đây là loài duy nhất của chi Phyllopteryx. Do có vẻ ngoài độc lạ, rất nhiều người săn làm cá cảnh. Chính vì sự suy giảm đáng kể ở môi trường tự nhiên, nó được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa vào sách đỏ năm 2006.

Hải long cỏ là biểu tượng hải dương của bang Victoria (Australia). Loài này thường gặp ở bờ biển phía Nam của Australia. Chúng thường sinh sống ở vùng nước ven biển xuống ít nhất sâu 50m. Nó gắn liền với các rạn đá, giường rong biển, đồng cỏ cỏ biển và các cấu trúc thuộc địa của rong biển.

Con trưởng thành có màu hơi đỏ, với các mảng vàng và tía. Chúng có phần phụ như chiếc lá giúp ngụy trang và một số gai ngắn để tự vệ. Con đực có thân hẹp hơn và màu tối hơn con cái. Hải long cỏ có một vây lưng dài dọc theo lưng và vây ngực nhỏ ở hai bên cổ giúp cho chúng giữ được thăng bằng. Loài cá này có thân dài 45cm.

Thức ăn của cá hải long cỏ là động vật giáp xác và các động vật phù du. Cũng giống như cá ngựa, con đực sẽ chịu trách nhiệm ấp trứng. Tới thời kỳ sinh sản, con cái đẻ khoảng 120 trứng vào các bề mặt đuôi con đực. Những quả trứng này được con đực thụ tinh và mang nơi mình khoảng 1 tháng sẽ nở. Đáng chú ý, cá hải long có không có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.