Đá Voi Yang-tao gồm cặp hòn đá Voi Cha và hòn đá Voi Mẹ, nổi tiếng với truyền thuyết là “hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo đường quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang-tao, huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.

Cặp đá voi này là hai hòn đá nguyên khối có kích thước lớn, hình thù giống con voi đang nằm nên được người dân quanh vùng gọi là đá Voi Cha và đá Voi Mẹ. Ảnh: Daktip.
Cặp đá voi này là hai hòn đá nguyên khối có kích thước lớn, hình thù giống con voi đang nằm nên được người dân quanh vùng gọi là đá Voi Cha và đá Voi Mẹ. Ảnh: Daktip.


Chúng được gắn liền với những truyền thuyết ly kì, được coi như biểu tượng thần tình yêu trong quan niệm của người đồng bào thiểu số nơi đây. Ảnh: Kiến Thức.
Chúng được gắn liền với những truyền thuyết ly kì, được coi như biểu tượng thần tình yêu trong quan niệm của người đồng bào thiểu số nơi đây. Ảnh: Kiến Thức.


Đá Voi Mẹ có tọa độ địa lý là 12°28'53 vĩ độ Bắc và 108°13'59 kinh độ Đông. Ảnh: Kiến Thức.
Đá Voi Mẹ có tọa độ địa lý là 12°28'53 vĩ độ Bắc và 108°13'59 kinh độ Đông. Ảnh: Kiến Thức.

Đá voi cha có tọa độ địa lý là 12°25'53 vĩ độ Bắc và 108°12'55 kinh độ Đông. Ảnh: Kiến Thức.
Đá voi cha có tọa độ địa lý là 12°25'53 vĩ độ Bắc và 108°12'55 kinh độ Đông. Ảnh: Kiến Thức.

Đá Voi Yang-tao thuộc loại đá granit. Ảnh: Kiến Thức.
Đá Voi Yang-tao thuộc loại đá granit. Ảnh: Kiến Thức.

Đá voi mẹ có chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và cao khoảng hơn 30m. Ảnh: Trần Quí Thịnh.
Đá voi mẹ có chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và cao khoảng hơn 30m. Ảnh: Trần Quí Thịnh.

Đá Voi Cha có kích thước nhỏ hơn với chiều dài khoảng 70m và chu vi khoảng 180m .Ảnh: Kiến Thức.
Đá Voi Cha có kích thước nhỏ hơn với chiều dài khoảng 70m và chu vi khoảng 180m. Ảnh: Kiến Thức.

Đá Voi Mẹ nằm sát chân núi, là một dãy núi thuộc vườn quốc gia Chư Yang Sin. Còn đá Voi Cha cách đó khoảng 5 km về hướng Nam, nằm giữa một cánh đồng. Ảnh: Kiến Thức.
Đá Voi Mẹ nằm sát chân núi, là một dãy núi thuộc vườn quốc gia Chư Yang Sin. Còn đá Voi Cha cách đó khoảng 5 km về hướng Nam, nằm giữa một cánh đồng. Ảnh: Kiến Thức.

Theo người dân trong vùng thì không ai biết chính xác Đá Voi có từ bao giờ. họ chỉ được nghe tổ tiên từ đời trước truyền lại rằng hai hòn đá này bỗng dưng không còn ở vị trí mà người ta đã từng nhìn thấy trước đây và cho đến bây giờ vẫn chưa có lời giải thích cho sự dịch chuyển kì lạ đó. Ảnh: Kiến Thức.
Theo người dân trong vùng thì không ai biết chính xác Đá Voi có từ bao giờ. họ chỉ được nghe tổ tiên từ đời trước truyền lại rằng hai hòn đá này bỗng dưng không còn ở vị trí mà người ta đã từng nhìn thấy trước đây và cho đến bây giờ vẫn chưa có lời giải thích cho sự dịch chuyển kì lạ đó. Ảnh: Kiến Thức.

Theo như lời kể thì đá Voi Mẹ sau nhiều lần dịch chuyển đã tiến về sát chân núi. Còn đá Voi Cha ban đầu ở phía Bắc, hướng mặt ra hồ Lăk nhưng chỉ sau một đêm, người ta đã nhìn thấy nó nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, cạnh đó vẫn còn hai mương nước dài được cho là đường đi của hòn đá. Người ta tin rằng hai hòn đá này dịch chuyển để tiến lại gần nhau. Ảnh: Kiến Thức.
Theo như lời kể thì đá Voi Mẹ sau nhiều lần dịch chuyển đã tiến về sát chân núi. Còn đá Voi Cha ban đầu ở phía Bắc, hướng mặt ra hồ Lăk nhưng chỉ sau một đêm, người ta đã nhìn thấy nó nằm giữa một cánh đồng lúa mênh mông, cạnh đó vẫn còn hai mương nước dài được cho là đường đi của hòn đá. Người ta tin rằng hai hòn đá này dịch chuyển để tiến lại gần nhau. Ảnh: Kiến Thức.

Người dân trong vùng còn tin rằng hòn đá voi có khả năng chuyển mình từ thể lỏng sang thể rắn. Ảnh: Trần Quí Thịnh.
Người dân trong vùng còn tin rằng hòn đá voi có khả năng chuyển mình từ thể lỏng sang thể rắn. Ảnh: Trần Quí Thịnh.

Cho đến ngày nay trên mình hòn đá vẫn còn nhiều dấu tích được cho là dấu chân của con người và con vật từ xưa để lại. Ảnh: Kiến Thức.
Cho đến ngày nay trên mình hòn đá vẫn còn nhiều dấu tích được cho là dấu chân của con người và con vật từ xưa để lại. Ảnh: Kiến Thức.