Đảo Rều (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) là nơi cư ngụ của hơn 1000 cá thể khỉ vàng Macaca Mulatta. Đây là nơi duy nhất tại Việt Nam cung cấp nguồn khỉ sạch để nghiên cứu, sản xuất vắcxin.

Đảo Rều được khai hoang năm 1960, đến năm 1962 được Bộ Y tế đầu tư thành nơi nuôi khỉ để nghiên cứu y học phục vụ sản xuất các loại văcxin phòng bại liệt, viêm gan A... Trung tâm nghiên cứu, sản xuất văc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) là đơn vị quản lý.

Đảo Rều (đảo Khỉ) rộng 22 ha nằm trên vịnh Bái Tử Long, cách cảng Vũng Đục (phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả) gần 3 km, là nơi sinh sống bán hoang dã của khoảng 1.000 con khỉ.
Đảo Rều rộng 22 ha nằm trên vịnh Bái Tử Long, cách cảng Vũng Đục (phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả) gần 3km.
Đảo Rều thuộc Trung tâm nghiên cứu sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế - Bộ Y tế. Nơi đây trước kia là đảo hoang, được một số cư dân trồng khoai sắn, đến năm 1962 đảo được Bộ Y tế đầu tư thành trại nuôi khỉ để nghiên cứu y học phục vụ sản xuất các loại văcxin phòng bại liệt, viêm gan A, thuốc phòng chống H5N1...
Trưởng đảo Vũ Công Long, người gắn bó với đảo Rều gần 30 năm, bên tấm bia ghi nhớ sự đóng góp của loài khỉ vàng Macaca Mulatta cho sự nghiệp y tế.
Macaca Mulallata, tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Khỉ mẹ mang thai 6 tháng và có thể đẻ 7-10 lứa.
Khỉ vàng Macaca Mulallata có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Khỉ mẹ mang thai 6 tháng và có thể đẻ 7-10 lứa trong đời.

Khỉ vàng Macaca Mulallata sống theo đàn khoảng 40-50 con, mỗi đàn có 1 khỉ đực to khỏe nhất làm đầu đàn
Khỉ vàng Macaca Mulallata sống theo đàn khoảng 40-50 con, mỗi đàn có một con khỉ đực to khỏe nhất đứng đầu.
Tới giờ ăn, khỉ đầu đàn được ăn trước tiên. Để được ăn trước, chúng phải chiến thằng trong cuộc chiến với con đầu đàn của đàn khác.
Tới giờ ăn, khỉ đầu đàn được ăn trước tiên. Để giành được đặc quyền này, chúng phải chiến thắng trong cuộc chiến với con đầu đàn của đàn khác.

Một ngày, khỉ trên đảo Rều được cho ăn 2 bữa. Thực đơn chính của chúng là xôi gạo lứt nấu với lạc, đậu tương, đậu xanh.
Một ngày, khỉ trên đảo Rều được cho ăn 2 bữa vào 9h30 và 13h30. Các "anh nuôi" trên đảo cung cấp thực đơn chính cho khỉ là xôi gạo lứt nấu với lạc, đậu tương, đậu xanh.

Ngoài ra, thỉnh thoảng các "Mĩ hầu vương" được điểm tâm thêm hoa quả. Chuối là một món khoái khẩu của khỉ trên đảo.
Ngoài ra, thỉnh thoảng các "mỹ hầu vương" được điểm tâm thêm hoa quả. Chuối là một món khoái khẩu của chúng.

Chú khỉ con mồ côi vui đùa, gắn bó với bà Lê Thị Tuyết Dung – vợ trưởng đảo Vũ Công Long. Do khỉ mẹ bị mất khi vừa sinh đẻ, chú khỉ này được vợ chồng ông Long bà Dung đem về chăm bẵm từ nhỏ.
Đây là chú khỉ đặc biệt nhất đảo, mồ côi từ khi mới sinh và được vợ chổng trưởng đảo Vũ Công Long - Lê Thị Tuyết Dung nuôi dưỡng từ nhỏ. Chú khỉ 2 tuổi này đặc gắn bó với bà Dung. "Nó thích nô đùa với chó con và mèo con trong nhà hơn là giao du với anh chị em bên ngoài", bà Dung nói.

Đảo Rều vốn chỉ có 14 người sinh sống để duy trì các công việc nuôi, chăm sóc khỉ. Những vị "khách" thường xuyên đến đảo là các chuyên viên của Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế. Theo kế hoạch nghiên cứu, các chuyên viên lên đảo lấy mẫu máu, tách huyết thanh, tiêm thuốc cho khỉ phục vụ từng kế hoạch khác nhau.
Đảo Rều vốn chỉ có 14 người sinh sống, làm công việc chăn nuôi, chăm sóc đàn khỉ. Khách đến đảo thường là chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC). Họ đến lấy mẫu máu, tách huyết thanh, tiêm thuốc cho khỉ phục vụ từng kế hoạch khác nhau.

Khỉ trên đảo được nuôi cách ly vì mục đích nghiên cứu y học. Những mẫu máu được các chuyên viên POLYVAC đánh số thứ tự, theo dõi phục vụ nghiên cứu.
Những mẫu máu lấy từ khỉ 1,5- 2 tuổi được các chuyên viên POLYVAC đánh số thứ tự, theo dõi phục vụ nghiên cứu.

Đảo đá đối diện đảo Rều là nơi nuôi riêng những cá thể khỉ sản xuất vắc xin.
Đảo đá đối diện đảo Rều là nơi nuôi riêng những cá thể khỉ dùng sản xuất vắc xin phòng bệnh bại liệt. Trong hơn 50 năm, đảo Rều đã sử dụng hàng chục nghìn con khỉ để phục vụ y học. Để đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch cho khỉ, đảo không đón khách du lịch.