Giáo dục truyền thống không còn trang bị đủ các kỹ năng cần thiết cho tương lai do đó cần phải có sự thay đổi về việc học sinh, sinh viên cần được học và trang bị những gì

Thế kỷ 21 với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế và công nghệ đã dẫn đến nhiều tác động khác nhau đối với lực lượng lao động, đặt ra yêu cầu hệ thống giáo dục phải thay đổi từ chỗ tích lũy kiến thức và nội dung cho học sinh sang việc trang bị một loạt các kỹ năng không chỉ liên quan đến nhận thức mà còn phụ thuộc vào những đặc điểm xã hội và cảm xúc.

Với khả năng dịch chuyển việc làm linh động như hiện nay, người lao động không chỉ cần những kỹ năng nghề chuyên sâu mà còn cần các năng lực liên quan cho phép họ thích nghi, linh hoạt chuyển đổi vai trò trong những công việc hoặc lĩnh vực khác nhau.

Dưới đây là 16 kỹ năng được coi là cần thiết cho nhân lực thế kỷ 21, trích ra từ báo cáo “Tầm nhìn mới cho giáo dục: Thúc đẩy học tập xã hội và cảm xúc thông qua công nghệ” năm 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giời (WEF).


Những kỹ năng cần thiết cho việc học tập suốt đời nhằm sẵn sàng cho những biến đổi không lường trước được của thế kỷ 21 | Nguồn: WEF
Những kỹ năng cần thiết cho việc học tập suốt đời nhằm sẵn sàng cho những biến đổi không lường trước được của thế kỷ 21 | Nguồn: WEF

Phân tích gồm 213 nghiên cứu của WEF cho thấy điểm thành tích của những sinh viên nhận được hướng dẫn cách thức học tập xã hội và cảm xúc (SEL) cao hơn 11% so với những người không được đào tạo các lĩnh vực này. Phương pháp học này cũng hứa hẹn những lợi ích dài hạn cho mỗi quốc gia như tỷ lệ việc làm cao hơn hoặc tỷ lệ hoàn thành chương trình học cao hơn.