Vẻ đẹp hoang sơ như thuở khai thiên lập địa, nhưng không kém phần lãng mạn, huyền bí của đèo Mã Pí Lèng đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và chinh phục. Nơi đây được mệnh danh là "đệ nhất hùng quan" của tỉnh Hà Giang.

Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 1.200m so với mặt nước biển. Ảnh: Sơn Trần.
Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 1.200m so với mặt nước biển. Ảnh: Sơn Trần.

Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn. Ảnh: Caoanhtuan.
Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn. Ảnh: Caoanhtuan.

Đèo nằm trên con đường mang tên đường Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Ảnh: Tuấn CaNon.
Đèo nằm trên con đường mang tên đường Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Ảnh: Tuấn CaNon.

Con đường này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Ảnh: QuyềnNhàn2003.
Con đường này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Ảnh: QuyềnNhàn2003.

Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin). Ảnh: Bảo Ngọc.
Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin). Ảnh: Bảo Ngọc.

Nó được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Ảnh: Bước chân không mỏi.
Nó được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Ảnh: Bước chân không mỏi.

Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Ảnh: Bước chân không mỏi.
Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Ảnh: Bước chân không mỏi.

Ngày 16/11/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) đã quyết định xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Ảnh: Bước chân không mỏi.
Ngày 16/11/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) đã quyết định xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Ảnh: Bước chân không mỏi.

Danh lam thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Ảnh: Thanh Sơn HP.
Danh lam thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan. Ảnh: Thanh Sơn HP.

Khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ảnh: Hachi8.
Khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ảnh: Hachi8.

Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”. Ảnh: Hachi8.
Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”. Ảnh: Hachi8.

Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ. Ảnh: Hachi8.
Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ. Ảnh: Hachi8.

Ảnh: Hachi8.
Ảnh: Hachi8.

Ảnh: Hachi8.
Ảnh: Hachi8.

Ảnh: Hachi8.
Ảnh: Hachi8.

Ảnh: Hachi8.
Ảnh: Hachi8.