Máy gia tốc hạt lớn (LHC), máy đào hầm Bertha, cần cẩu Taisun là ba trong số những cỗ máy lớn nhất thế giới.

Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider - LHC) là máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới do Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) chế tạo. LHC nằm trong một đường hầm hình tròn tại biên giới Pháp – Thụy Sĩ với chu vi 27 km. Các nam châm điện trong cỗ máy có thể giúp tăng tốc các hạt đến gần vận tốc ánh sáng. Ảnh: Flickr.
Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider - LHC) là máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới do Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) chế tạo, theo Mother Nature Network. LHC nằm trong một đường hầm hình tròn tại biên giới Pháp – Thụy Sĩ với chu vi 27 km. Các nam châm điện trong cỗ máy có thể giúp tăng tốc các hạt đến gần vận tốc ánh sáng. Ảnh: Flickr.

Khách sạn Berjaya Times Square và khu bán lẻ ở Kuala Lumpur, Malaysia, tạo ra máy bán hàng tự động lớn nhất thế giới. Cỗ máy có chiều cao 9,7 mét và đường kính là 4,5 m. Ảnh: Shutterstock.
Khách sạn Berjaya Times Square và khu phức hợp bán lẻ ở Kuala Lumpur, Malaysia, tạo ra máy bán hàng tự động lớn nhất thế giới. Cỗ máy có chiều cao 9,7 mét và đường kính là 4,5 m. Ảnh: Shutterstock.

Antonov AN-225 là chiếc máy bay lớn nhất thế giới có chức năng vận chuyển hàng hóa. Sải cánh của nó dài 88 m với trọng tải tối đa 640 tấn. Antonov AN-225 được sản xuất vào thập niên 1980 để vận chuyển tàu vũ trụ của Liên Xô. Ngày nay Antonov AN-225 hoạt động ở hãng hàng không Antonov (Ukraine) với tên gọi là Mriya. Ảnh: Wikimedia.
Antonov AN-225 là chiếc máy bay lớn nhất thế giới có chức năng vận chuyển hàng hóa. Sải cánh của nó dài 88 m với trọng tải tối đa 640 tấn. Antonov AN-225 được sản xuất vào thập niên 1980 để vận chuyển tàu vũ trụ của Liên Xô. Ngày nay Antonov AN-225 hoạt động ở hãng hàng không Antonov (Ukraine) với tên gọi là Mriya. Ảnh: Wikimedia.

FAST – kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới – được xây dựng tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Đường kính của nó là 500 m. Sau 5 năm thiết kế và xây dựng, FAST bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2016. Ảnh: Wikimedia.
FAST – kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới – được xây dựng tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Đường kính của nó là 500 m. Sau 5 năm thiết kế và xây dựng, FAST bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2016. Ảnh: Wikimedia.

La Princesse là cỗ máy giống một con nhện khổng lồ phục vụ cho ngành giải trí. Nó nặng 40,5 tấn và cao 15 m. Nhện được thiết kế bởi một công ty sản xuất của Pháp tên là La Machine. Ảnh: Wikimedia.
La Princesse là cỗ máy giống một con nhện khổng lồ phục vụ cho ngành giải trí. Nó nặng 40,5 tấn và cao 15 m. Nhện được thiết kế bởi một công ty sản xuất của Pháp tên là La Machine. Ảnh: Wikimedia.

Samsung Heavy Industries (SHI) – một hãng đóng tàu ở Hàn Quốc – vừa cho ra mắt con tàu dài nhất thế giới MOL Triumph vào năm 2017. Tổng chiều dài của nó là 400 m, nặng khoảng 210.000 tấn. Ảnh: Wikimedia.
Samsung Heavy Industries (SHI) – một hãng đóng tàu ở Hàn Quốc – vừa cho ra mắt con tàu dài nhất thế giới MOL Triumph vào năm 2017. Tổng chiều dài của nó là 400 m, nặng khoảng 210.000 tấn. Ảnh: Wikimedia.

Taisun hiện là chiếc cần cẩu lớn nhất thế giới. Nó hoạt động tại nhà máy đóng tàu Yantai Raffles ở Yên Đài, một thành phố thuộc vùng đông bắc Trung Quốc. Chiếc cần cẩu này có thể nâng trọng tải tối đa 20.000 tấn. Ảnh: Wikimedia.
Taisun hiện là chiếc cần cẩu lớn nhất thế giới. Nó hoạt động tại nhà máy đóng tàu Yantai Raffles ở Yên Đài, một thành phố thuộc vùng đông bắc Trung Quốc. Chiếc cần cẩu này có thể nâng trọng tải tối đa 20.000 tấn. Ảnh: Wikimedia.

Overburden Conveyor Bridge F60 là chiếc cầu băng tải khổng lồ được sử dụng để khai thác than nâu ở các mỏ lộ thiên tại Lusatia – một vùng thuộc phía đông nước Đức. Nó có kích thước tương đương với Tháp Eiffel (Pháp). Ảnh: J.-H. Janßen.
Overburden Conveyor Bridge F60 là chiếc cầu băng tải khổng lồ được sử dụng để khai thác than nâu ở các mỏ lộ thiên tại Lusatia – một vùng thuộc phía đông nước Đức. Nó có kích thước tương đương với Tháp Eiffel (Pháp). Ảnh: J.-H. Janßen.

Belaz 75710 là xe tải chở hàng có sức chứa lớn nhất thế giới do hãng Belaz tại Belarus chế tạo. Nó có chiều cao 8,2 m, rộng 20,7 m và nặng gần 386 tấn. Tốc độ tối đa của chiếc xe là 64 km/h. Ảnh: Shutterstock.
Belaz 75710 là xe tải chở hàng có sức chứa lớn nhất thế giới do hãng Belaz tại Belarus chế tạo. Nó có chiều cao 8,2 m, rộng 20,7 m và nặng gần 386 tấn. Tốc độ tối đa của chiếc xe bằng 64 km/h. Ảnh: Shutterstock.

Bertha – cỗ máy đào hầm lớn nhất thế giới nặng 6.700 tấn – được dùng để đào đường cao tốc dưới lòng đất ở thành phố Seattle, Mỹ. Đây là sản phẩm của công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản). Ảnh: Bertha.
Bertha – cỗ máy đào hầm lớn nhất thế giới nặng 6.700 tấn – được dùng để đào đường cao tốc dưới lòng đất ở thành phố Seattle, Mỹ. Đây là sản phẩm của công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản). Ảnh: Bertha.