Chất lượng quế Văn Yên có sự khác biệt rõ ràng so với các loại quế trồng ở vùng khác thông qua chỉ tiêu về chất lượng tinh dầu được biểu hiện bằng hàm lượng nước, chỉ số khúc xạ, hàm lượng tinh dầu và hàm lượng Aldehyt cinnamic.

Đặc tính cảm quan quế Văn Yên

Vỏ quế được chia ra các lớp như sau: Lớp trong cùng là lớp chứa nước và tinh dầu (nước sẽ mất đi sau khi phơi khô chỉ còn lại tinh dầu); Lớp giữa là lớp sạn (thường gọi là lớp cát); Lớp ngoài cùng là lớp gỗ. Khi bóc vỏ có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu, khi nhấm có cảm giác rất cay đầu lưỡi sau đó có vị ngọt.

Quế Văn Yên có vỏ khá nhẵn, nhiều các nốt sần nhỏ, bên ngoài có màu xám xanh, có các vết loang địa y màu xám sáng, bên trong lòng vỏ quế có màu vàng nhạt đến vàng sậm.

Quế Văn Yên. Ảnh: Nam Trà My.
Quế Văn Yên. Ảnh: Nam Trà My.

Đặc điểm về hóa lý của quế Văn Yên

Chất lượng quế Văn Yên có sự khác biệt rõ ràng so với các loại quế trồng ở vùng khác thông qua chỉ tiêu về chất lượng tinh dầu được biểu hiện bằng hàm lượng nước, chỉ số khúc xạ, hàm lượng tinh dầu và hàm lượng Aldehyt cinnamic.

Chất lượng quế vỏ Văn Yên được chia làm 2 loại đó là quế thân và quế cành, hàm lượng các chỉ tiêu hóa lý được thể hiện như sau:

Bảng 2: Chất lượng hóa lý của sản phẩm vỏ quế thân:

STT

Chỉ tiêu

Chỉ số

1

Hàm lượng ẩm (%)

14,06 - 15,74

2

Chỉ số khúc xạ của tinh dầu (nD25)

1,6025 - 1,6048

3

Tỷ trọng của tinh dầu (d25)

1,0403 - 1,0477

4

Hàm lượng tinh dầu (%,v/w)

4,38 - 6,07

5

Hàm lượng Aldehyt cinnamic trong tinh dầu (%,v/w)

84,93 - 90,10