Nước mắm Phan Thiết được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam (lần 1 - 2013).

Người Việt Nam luôn tự hào rằng họ có nhiều món ăn có mùi vị thơm ngon độc nhất vô nhị. Và trong bất kỳ một dịp lễ nào, họ cũng luôn chuẩn bị một bữa tiệc lớn với rất nhiều món ăn, và ở đó, bạn luôn tìm thấy hai món là cơm và nước mắm, tức là một bữa ăn được chuẩn bị công phu thì không thể thiếu hai món đặc biệt này.

Năm 1809 Phan Thiết có Tổng Đức Thắng chuyên sản xuất nước mắm bán ra đàng ngoài. Lúc đó ngư dân dùng nghe bâu vận chuyến nước măm và các loại hải sản khô ra các tỉnh phía bắc đê bán. Vào thế kỷ 19, mỗi năm 2 lân Nhà Nguyễn huy động trên 200 ghe thuyền chở sản vật về kinh thành, trong đó Phan Thiết có 3 ghe bầu chuên chở nước mắm, hải sản khô về kinh.

Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm. Ngư dân đã sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh. Vào thế kỉ 19, mỗi năm 2 lần Nhà Nguyễn huy động Phan Thiết chuyên chở 3 ghe bầu nước mắm, hải sản khô về kinh thành. Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.
Nước mắm Phan Thiết được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam (lần 1 - 2013). Ảnh: Nước mắm Phan Thiết Mũi Né.
Nước mắm Phan Thiết được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam (lần 1 - 2013). Ảnh: Nước mắm Phan Thiết Mũi Né.

Theo "Địa chí Bình Thuận" từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nhiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nên kinh tê địa phương. Nước mắm Bình Thuận không những nhiều về số lượng mà có giá trị đặc biệt: giàu đạm, thơm ngon. Nước mắm cốt đế lâu trên 10 năm ngư dân gọi là nước mắm lú. Những người thợ lặng thường uống nước mắm lú để chống lạnh. Ngoài ra người ta còn dùng nó đế chữa các chứng đau bụng, cảm lạnh, trúng gió, ho khan, viêm họng.

Sự tiêu thụ nước mắm đã phổ biến trên toàn thế giới và phổ biến trong các bữa ăn . Như đã đề cập đến ở tạp chí San Francissco Chronicle bếp trưởng đã gọi đó là thành phần “xúc tiến”, thứ mà người ta cần đến khi thức ăn của họ quá nhạt nhẽo hoặc cần phải có sự hoà trộn với nhau. Nước mắm, thứ chất lỏng có mùi đặc biệt, màu giống màu trà được coi là dầu thơm của các bữa ăn Á Đông đã xâm nhập vào cả bếp của người Phương Tây.

Nước mắm Phan Thiết được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ngày 30 tháng 05 năm 2007. Tính đến ngày 22/11/2011 đã có 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm đã tình nguyện nộp đơn đăng ký và đã được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, 36 cơ sở đã sử dụng tem chỉ dẫn địa lý với hơn 2 triệu tem. Từ khi nước mắm Phan Thiết được mang chỉ dẫn địa lý người sản xuất, kinh doanh đã thực sự thay đổi nhận thức, họ đã chú trọng đến điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ gìn thương hiệu nước mắm Phan Thiết.

Nước mắm Phan Thiết được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam (lần 1 - 2013).