Đặc thù của địa hình lòng máng trũng đã tạo ra tiêu vùng khí hậu đặc trưng là gió nhẹ, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh kéo dài như đã phân tích ở trên là một yêu tố quan trọng đem lại cho Vải Thiêu Lục Ngạn chất lượng đặc thù.

1. Yếu tố tự nhiên

Điều kiện địa hình, địa mạo

• Địa hình đa dạng, phức tạp


Đặc thù của địa hình lòng máng trũng đã tạo ra tiêu vùng khí hậu đặc trưng là gió nhẹ, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh kéo dài như đã phân tích ở trên là một yêu tố quan trọng đem lại cho Vải Thiêu Lục Ngạn chất lượng đặc thù.


• Đặc điểm địa chất phù hợp

Với điều kiện hình thành từ các loại đá mẹ và mẫu chất như: sạn kết, cát kết, sét vôi, đá phiến sét... đã tạo cho các loại đất tại đây có thành phần cơ giới trung bình. Đặc điểm địa chất này tạo cho đất ở Lục Ngạn có đặc điểm là ngấm và thoát nước nhanh trên bề mặt, rất thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây vải là chịu hạn tốt nhưng chịu úng rất kém.

Điều kiện về thổ nhưỡng

Đất trồng vải có thành phần cơ giới sét pha cát, thịt, thịt pha limon, thịt pha sét, thịt pha sét và cát, ngoại trừ đất đỏ vàng cơ giới nhẹ và đất phù sa. Đất khá chặt, tỷ lệ đá lẫn nhiều, tầng đất mỏng.

Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng của đất ở vùng chỉ dẫn địa lý trồng vải Lục Ngạn là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng thơm ngon của quả vải thiều.

Điều kiện về sông ngòi - thủy văn

Sông Lục Nam cùng với những hồ lớn, nhỏ cùng với hệ thống kênh mương đã tạo ra một kiểu khí hậu khá đặc trưng cho vùng này là khí hậu được điều hòa, nguồn cung cấp nước ổn định và nguồn phù sa màu mỡ bồi đắp hàng năm từ con sông này là những yếu tố đặc thù hết sức thuận lợi cho cây vải phát triển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chất lượng thơm ngon cho quả vải Thiều tại Lục Ngạn.

Sông Lục Nam chảy vào nhiều vùng trồng vải thiều. Ảnh: Báo Bắc Giang.
Sông Lục Nam chảy vào nhiều vùng trồng vải thiều. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Điều kiện khí hậu

Điều kiện khí hậu của vùng trồng Vải Thiều Lục Ngạn có nhiều điểm thuận lợi và phù họp cho các yêu cầu sinh thái của cây vải, trong các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, bao gồm cả các thời kỳ ra lộc, ra hoa và kết quả.

Các yếu tố chính như: lượng mưa, độ ẩm không khí và lượng bốc hơi có ảnh hưởng rất lớn đến cây vải, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, thụ phấn và chất lượng quả. Là vùng có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn và ít hơn, ẩm độ không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho cây ăn quả (nhất là Vải Thiều) đậu quả tốt hơn khi ra hoa, thụ phấn.

2. Yếu tố con người

Người dân ở đây đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm từ xa xưa của cha ông kết hợp với những biện pháp khoa học hiện đại để tạo nên cho mình những phương pháp riêng phù hợp cho việc chăm sóc cây vải phát triển ở vùng địa lý với những đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt như Lục Ngạn.

Người dân chăm sóc cây vải. Ảnh: Báo Bắc Giang.
Người dân chăm sóc cây vải. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Ngoài ra người dân huyện Lục Ngạn còn thành thạo trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiên trong việc kéo dài thời vụ thu hoạch quả trên cây, cũng như kỹ thuật thu hái vào thời điểm thích họp để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến chất lượng, mẫu mã, màu săc vỏ quả trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ trên thị trường.