Hạt lúa nàng Nhen có màu từ vàng sậm đến vàng có khía nâu, hạt lúa nhỏ, cứng, không bắt mắt. Bên cạnh đó, giống lúa bản địa này còn có mùi thơm trên thân lá, giúp kháng sâu bệnh hại, nông dân đỡ vất vả trong khâu thu hoạch và bảo quản.

Đặc trưng về giống lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi

Lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi thuộc họ Hòa Thảo có tên khoa học là Graminae thuộc chi Oryza sativa. Chi Oryza có 28 loài, trong đó có 2 loài lúa trồng bao gồm Oryza sativa trồng phổ biến ở Châu Á với 3 loài phụ (Indica trồng ở vùng nhiệt đới, lúa đại diện là lúa tẻ; Japonica trồng ở vùng ôn đới và nhiệt đới, lúa đại diện là lúa nếp; Javanica trồng nhiều ở Indonesia, dạng lúa cạn.)

Đồng bào Khmer thu hoạch lúa Nàng Nhen. Ảnh: Nguyễn Huỳnh
Đồng bào Khmer thu hoạch lúa Nàng Nhen. Ảnh: Nguyễn Huỳnh

Ở Việt Nam, lúa được trồng chủ yếu là loài Indica, dạng lúa nước, nhưng lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi mang mã gen của cả loài Indica và Japonica, là lúa trung mùa, giống cảm quang, có 2/3 thời gian sinh trưởng sống như lúa nước (giai đoạn mạ - giai đoạn trổ đòng), 1/3 thời gian còn lại sống như lúa cạn hoàn toàn khi trời hết mưa. Tuy vậy, lúa nàng Nhen thơm gần gốc Indica hơn (Tài liệu bổ trợ số 6).

Với đặc tính mang mã gen của cả hai loài Indica và Japonica, với phương pháp canh tác trên đất ruộng trên (ruộng bậc thềm cao)- là loại đất không bị ngập úng vào mùa mưa lũ, đất được cày bừa kỹ, dùng nước mưa trời và phân bò để bón chỉ có ở Bảy Núi, tất cả đã tạo nên một gạo Nàng Nhen Thơm Bảy Núi nổi tiếng, được người dân Khmer trong vùng ưa chuộng và gìn giữ như báu vật.

1

Thời gian sinh trưởng lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi từ 140-160 ngày.

Vào mùa thu hoạch, lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi nằm rạp trên mặt ruộng (ngã đổ ở cấp cao nhất – cấp 7) song điểm đặc biệt là loại lúa này rất ít rụng hạt (1-5%), vì vậy, khi thu hoạch, hao hụt do thóc rơi vãi không đáng kể.

Nguyên nhân là do lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi có khoảng 2/3 thời gian sinh trưởng sống ở ruộng nước, 1/3 thời gian còn lại lại sống như lúa cạn hoàn toàn, trong khi hàm lượng Lignin trong thân rạ thấp, nên khi hết mùa mưa, lúa ngã đổ ở cấp cao nhất. Nếu không phải giống bản địa cổ truyền, không phải giống lúa nào cũng giữ được năng suất, sản lượng trong điều kiện môi trường này.

Đặc tính của lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi

Lúa nàng Nhen. Ảnh: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Lúa nàng Nhen. Ảnh: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hạt lúa nàng Nhen có màu từ vàng sậm đến vàng có khía nâu, hạt lúa nhỏ, cứng, không bắt mắt. So với các giống lúa khác thu hoạch cùng thời điểm, lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi ít bị chim, chuột phá hoại, vì đây là giống lúa bản địa có mùi thơm trên thân lá, giúp kháng sâu bệnh hại, nông dân đỡ vất vả trong khâu thu hoạch và bảo quản.

Lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi là giống ít có sự thay đổi về: kích thước (tỷ lệ dài/rộng xấp xỉ 3 lần), trọng lượng của 1000 hạt, số bông/bụi và số hạt chắc/bông,… dù có áp dụng chế độ phân bón khác nhau.