Do được bao bọc bởi nhiều sông nên vùng đất trồng cói ở Nga Sơn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thủy triều. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến độ mặn của đất trồng cói và tạo ra cho sản phẩm cói một chất lượng đặc biệt mà ít nơi nào có được.

Huyện Nga Sơn được bao bọc bởi nhiều sông, thuộc hệ thống sông Mã, như: sông Hoạt, sông Lèn, sông Càn và sông Lai Thành - Cà Mau... Các sông chính chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều.

Về mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn chảy xuống ít, các sông hầu hết bị cạn kiệt nên nước biển xâm nhập mạnh là một trong những nguyên nhân tạo ra vùng đất mặn ở Nga Sơn. Về mùa mưa, lưu lượng nước không lớn, khả năng rửa mặn kém, nước ngọt hầu như chỉ đủ tưới.

Vùng đất trồng cói ở Nga Sơn. Ảnh: Chieungason.
Vùng đất trồng cói ở Nga Sơn. Ảnh: Chieungason.

Chế độ nhật triều không thuần nhất, hàng năm vẫn có những ngày bán nhật triều, thời gian triều cường ngắn nhưng xuống dài hơn. Ngoài ra, mực nước ngầm tại vùng trồng cói Nga Sơn rất cao, ảnh hưởng đến độ mặn của đất trồng cói Nga Sơn.

Nhìn chung, các con sông chính trên địa bàn huyện đều chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, về mùa khô lượng nước từ trên thượng nguồn chảy xuống ít, các con sông hầu hết bị cạn kiệt, nên thường bị nước biển xâm nhập mạnh, đây chính là một trong các nguyên nhân tạo ra vùng đất mặn tại huyện Nga Sơn.

Về mùa mưa, lưu lượng nước không lớn, khả năng rửa mặn kém, nước ngọt hầu như chỉ đủ tưới. Hai cửa sông của huyện, cửa Càn và cửa Lạch Sung, là cánh cổng xâm nhập của triều mặn, sông Hoạt là sông bị xâm nhập mặn lớn nhất và đi sâu vào nội địa.

Việc sản xuất, chế biến cói được tiến hành ở các xã ven biển của huyện Nga Sơn. Vùng ven biển Nga Sơn dài 12 km nằm giữa hai cửa lạch: Lạch Trường và Lạch Sung, hai cửa lạch này đã mang đến nguồn phù du sinh vật dồi dào làm thức ăn cho các loài tôm cá phát triển trong đó có moi. Nhờ vậy, mà moi ở vùng biển gần cửa lạch thường nhanh lớn và có chất lượng tốt hơn các vùng khác.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra, nhận thấy mực nước ngầm tại vùng trồng cói Nga Sơn là rất cao, đặc biệt rất nhiều các mạch nước ngầm nhỏ xuất hiện ở độ sâu 70 - 120 cm.

Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến độ mặn của đất trồng cói Nga Sơn. Đây là các điều kiện về sông ngòi, thủy văn đã ảnh hưởng lớn đến tính chất đất của huyện, đặc biệt là chất lượng đất vùng trồng cói Nga Sơn.