Thanh long ruột đỏ trồng trên đất đồi đang là mô hình làm ăn kinh tế khá hiệu quả của người dân Hợp Thành, Hòa Bình.

Theo chia sẻ của nông dân Vũ Tuấn Khích, được Báo khuyến nông dẫn lại, thì thành long ruột đỏ khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đất đồi Hợp Thành, Hòa Bình.

Công đoạn chuẩn bị giàn trồng cần lưu ý không nên trồng giàn gỗ bởi rất nhanh đổ và mục. Nên đầu tư đổ cột bê tông làm trụ cho thanh long bám, đảm bảo bền cứng. Mỗi trụ nên cao từ 1,5 tới 1,7m. Hàng cách hàng, cây cách cây khoảng 2,5m.

Nhờ đưa thanh long ruột đỏ “vượt dốc lên đồi”, gia đình ông Vũ Tuấn Khích đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Nhờ đưa thanh long ruột đỏ “vượt dốc lên đồi”, gia đình ông Vũ Tuấn Khích đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Khi tiến hành trồng cây cần biết tuy thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng quanh năm, nhưng để cây cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng thì nên trồng vào đầu mùa mưa.

Trong khi trồng nên bón phân làm 2 đợt:bón thúc mầm và bón thúc quả. Phía dưới xung quanh gốc, cần thường xuyên tiến hành phát quang, làm sạch cỏ để tránh cỏ dại mọc tràn lan và ăn tranh phân bón dành cho cây. Ngoài ra, cần thường xuyên tỉa cành và tạo tán.

Khi thanh long được khoảng 0,3 tới 0,7 kg là có thể thu hoạch được. Với mỗi gốc cây có thể trồng được 4 gốc, thu hoạch được khoảng 18-22 quả. Với mức gái 40.000/quả to, 25-30.000/quả nhỏ, hộ trồng có thể thu lãi hơn 100 triệu.

Ông Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) cho biết, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Vũ Tuấn Khích là một trong những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với khả năng đầu tư cũng như trình độ sản xuất của bà con địa phương. Chúng tôi đã phối hợp tổ chức nhiều đượt tham quan, học tập để nhân rộng mô hình này. Hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Khích đã mở hướng lựa chọn mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.