Nhóm nghiên cứu “Sưu tâm, nghiên cứu di sản văn hóa hán nôm tỉnh Đồng Tháp”, do PGS.TS Lê Giang Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh đứng đầu cho biết, đã sao chụp và bắt đầu phiên dịch tư liệu Hán Nôm của 308 cơ sở đình, chùa, lăng miếu, nhà dân tại tất cả các huyện, thị, thành phố tại Đồng Tháp.


Đình Vĩnh Phước, Sa Đéc, Đồng Tháp. Ảnh: Wikipedia.

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp đã tổ chức Họp hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Sưu tâm, nghiên cứu di sản văn hóa hán nôm tỉnh Đồng Tháp”, với sự tham gia của hai phản biện: TS.Lê Thị Liên – cố vấn khoa học – Viện Khảo cổ học, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam và TS.Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh. Đề tài do Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh chủ trì, PGS.TS Lê Giang làm chủ nhiệm được thực hiện với các mục tiêu: Điều tra, khảo sát, thống kê và phân loại các di sản văn hoá Hán Nôm trong tỉnh Đồng Tháp; Phiên dịch các tài liệu Hán Nôm có liên quan đến Lịch sử Văn hoá Đồng Tháp đã sưu tầm; Nghiên cứu lịch sử văn hoá thông qua tư liệu Hán Nôm đã sưu tầm; Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hán Nôm.

Sau hai năm thực hiện đề tài (2016-2018), nhóm nghiên cứu cho biết đã tiến hành đi điền dã sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại 12 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh và đã sao chụp tư liệu tại 308 cơ sở đình, chùa, lăng miếu, nhà dân với các loại hình tư liệu: 424 bàn thờ/bài vị; 24 bảng chữ; 37 văn bia, bia mộ; 1392 biển ngạch, hoành phi; 1908 câu đối; 100 sắc phong, 66 sách; 70 tranh chữ; 16 bài văn tế; 26 mộ tháp; 127 mộc bản; 27 kệ, thơ. Tổng cộng lên đến 4121 đơn vị tư liệu Hán Nôm. Các tư liệu này được nhóm nghiên cứu lưu trữ và xử lý ảnh. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu tiến hành sao chụp tư liệu Hán Nôm các bộ lịch sử hiện được lưu trữ tại thư viện Hán Nôm Hà Nội và các thư viện khác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm có nhiệm vụ chính là phiên dịch tư liệu Hán Nôm hoàng phi,câu đối, bài vị, bàn thờ, bia pháp, bia mộ…được sưu tầm tại 308 cơ sở đình, chùa, lăng miếu, nhà dân. Việc phiên dịch tư liệu là bước đầu tiên và tiên quyết cho việc tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề về văn hóa, lịch sử có liên quan đến tư liệu Hán Nôm của tỉnh.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã bước đầu tiến hành nghiên cứu một số vấn đề về văn hóa, văn học, lịch sử liên quan đến tỉnh Đồng Tháp để giải quyết một vài góc ạnh thuộc nội dung và nghệ thuật của hoành phi đối liên, văn bia, nhân vật Hán Nôm, chữ Nôm,..trong các cơ sở di tích văn hóa lịch sử Hán Nôm tại tỉnh.

Sau 1 buổi trao đổi, thảo luận, các thành viên hội đồng đánh giá đề tài đã tập hợp được những chuyên gia mạnh, sản phẩm thể hiện khối lượng công việc khá đầy đủ, số liệu đảm bảo tính đại diện, tin cậy. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng sản phẩm nghiên cứu, hội đồng đề nghị nhóm nghiên cứu bổ sung bảng chữ viết tắt; thống nhất ký hiệu viết tắt; bổ sung niên đại của tư liệu, của di tích. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ khuyết mảng trống văn hóa lịch sử Hán Nôm tại địa phương, nhất là từ công tác phiên dịch tư liệu Hán Nôm sưu tầm điền dã. Qua việc sưu tầm xử lý tư liệu tư liệu, nghiên cứu và đánh giá giá trị về phương diện văn hóa, lịch sử của tư liệu này sẽ đưa đưa giải pháp bảo tàng, bảo tồn tư liệu và các cơ sở di tích văn hóa, lịch sử tại địa bàn tỉnh