Ngoài những điều kiện về tự nhiên, những kỹ thuật chọn giống, chăm sóc được tích lũy qua thời gian đã hình thành nên những kỹ năng truyền thống của người dân trong chăm sóc cây hồng.

Trước kia, quả hồng gắn với văn hóa thờ cúng của người dân tộc Tày ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Dần dần nó trở thành quà biếu, vào mùa thu, đặc biệt vào ngày Tết trung thu truyền thống, quả hồng không hạt Bắc Kạn thường được dùng làm quà biếu cho bạn bè và người thân, được bày trên mâm ngũ quả trong mỗi gia đình người Việt.

>> Xem thêm: Đặc tính về giống của hồng không hạt Bắc Kạn

Đến nay, quả hồng không hạt Bắc Kạn trở thành thực phẩm quen thuộc đối với người dân Việt Nam, nó trở thành hoa quả thường xuyên của mỗi gia đình, sản phẩm được nhiều người lựa chọn trên thị trường như một loại quả phổ biến của người Việt Nam. Vậy những yếu tố nào làm nên danh tiếng của không hạt Bắc Kạn?

>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng cây hồng không hạt Bắc Kạn

1. Yếu tố tự nhiên

Điều kiện địa hình, địa mạo

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, Bắc Kạn có địa hình khá phức tạp và đa dạng, diện tích đồi núi chiếm tới 80% diện tích tự nhiên, địa hình hiểm trở và bị chia cắt mạnh, đất bằng chiếm diện tích nhỏ phân bố thành các dải hẹp, kẹp giữa các giải đồi núi cao hai bên. Có các loại địa hình sau:

Hồng không hạt Bắc Kạn phân bố xung quanh khu vực hồ Ba Bể, tại những nơi có độ cao dưới 800m so với mặt nước biển. Hồng không hạt “tháng 8-9” thường được trồng ở bờ ruộng, bờ ao hoặc trong vườn nhà; hồng không hạt “tháng 9-10” được trồng chủ yếu ở vườn đồi.

Điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng

Cây hồng nói chung và hồng không hạt Bắc Kạn nói riêng là loại cây trồng có tính thích ứng rộng với nhiều loại đất. Hồng không hạt Bắc Kạn phân bố ở độ cao dưới 800m so với mặt nước biển. Ở độ cao này, nhóm đất chính của vùng trồng hồng là nhóm đất Feralit.

Nhìn chung, hồng không hạt Bắc Kạn được trồng trên các loại đất Feralit như: đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất, đất Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét, đất Feralit màu vàng trên đá Mắcma axit, đất Feralit màu nâu đỏ phát triển trên đá Gabro, đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước. Đây là loại đất được phong hóa từ đá mẹ có cấu tạo kém bền vững, phiến đá mềm dễ phân hủy, vì vậy tầng đất dày. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, thoát nước tốt, tạo nguồn cho sự tích lũy và phát triển của cây và hình thành chất lượng của quả.

Đặc điểm về thủy văn

Khu vực trồng hồng không hạt nằm xung quanh hồ Ba Bể - là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ nằm ở độ cao 145m so với mặt nước biển, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và sông ngầm chảy trong lòng đất, vì vậy hồ đã tạo ra một tiểu vùng sinh thái đặc biệt (độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao, biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm có độ chênh lệch lớn, nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào). Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn này phù hợp cho cây hồng sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện cho hồng không hạt Bắc Kạn tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng, chín chậm và tạo độ giòn cho quả.

Những cây hồng không hạt Bắc Kạn

Đặc điểm về khí hậu

Bắc Kạn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa nhiều.

Những yếu tố độc đáo của khí hậu như độ ẩm không khí vùng trồng hồng cao, biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm chênh lệch lớn đã tạo điều kiện cho hồng không hạt Bắc Kạn tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tổng hòa đặc điểm phù hợp và những yếu tố độc đáo của khí hậu đối với cây hồng không hạt Bắc Kạn đã góp phần tạo nên chất lượng đặc thù cho sản phẩm.

2. Yếu tố con người

Đến nay, chưa tìm thấy tài liệu nào nói về thời gian xuất hiện của cây hồng không hạt tại tỉnh Bắc Kạn, nhưng tại xã Quảng Bạch, xã Xuân Lạc, xã Tân Lập huyện Chợ Đồn, xã Quảng Khê, Đồng Phúc thuộc huyện Ba Bể và xã Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn có những cây hồng gần 100 năm tuổi. Cây hồng đã được người dân trồng qua nhiều thế hệ, trở thành hoạt động kinh tế chính của các gia đình.

Ngoài những điều kiện về tự nhiên, những kỹ thuật chọn giống, chăm sóc được tích lũy qua thời gian đã hình thành nên những kỹ năng truyền thống của người dân trong chăm sóc cây hồng. Đặc biệt, kỹ năng ngâm quả hồng để khử chát là một trong những yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là thời điểm vớt quả hồng ra khỏi nước, đảm bảo quả hồng hết chát và không bị ảnh hưởng do ngâm nước quá lâu.

Việc ngâm hồng hoàn toàn dựa vào kỹ năng, do đó các thế hệ người dân ở đây đã truyền thụ cho nhau bằng kinh nghiệm và sự thấu hiểu về sản phẩm trong quá trình ngâm quả. Một quả hồng đáp ứng được những tiêu chuẩn luôn phải là quả hồng không được chát (hết nhựa) nhưng cũng không được bị hỏng do ngâm nước quá lâu