Vỏ quế sau khi được thu hoạch mang về được phơi khô tự nhiên dưới bóng râm hoặc dưới nắng nhạt, tránh nắng gắt vì sẽ bị mất dầu. Ban đêm còn phải phơi sương cho quế được mềm dịu dễ uốn.

Quế ở Văn Yên có hai vụ thu hoạch vỏ là vụ Xuân (tháng 3) và vụ Thu (tháng 8), nhưng vụ Thu được coi là vụ thu hoạch chính. Ở vụ Xuân người dân chủ yếu thu hoạch theo kiểu đốn tỉa, hình thức đốn tỉa chủ yếu đối với các vườn quế trồng dày và độ tuổi đốn tỉa thường thấp, chính vì vậy chất lượng quế không được đảm bảo, đồng thời vụ Xuân thường cho hàm lượng tinh dầu đạt thấp hơn vụ Thu.

Ở vụ Thu người dân thu hoạch các cây có độ tuổi cao hơn (thường trên 10 năm tuổi), chính vì vậy chất lượng quế vụ này cũng cao hơn. Vụ quế Thu mới cho hàm lượng tinh dầu cao, cây quế cũng dễ bóc vỏ, người dân cũng sẽ tiến hành thu chiết tinh dầu từ cành nhỏ và lá ở vụ này.

Người dân thu hoạc quế. Ảnh: Báo Yên Bái.
Người dân thu hoạc quế. Ảnh: Báo Yên Bái.

Chiều dài khoanh vỏ được áp dụng phổ biến là từ 40 - 45cm. Khi thu hoạch, người dân áp dụng các phư¬ơng thức khai thác trắng (chặt cả cây để thu vỏ và lá). Kỹ thuật khai thác cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sau này của vỏ quế, người dân dùng dao sắc khoanh vòng trên thân quế, sau đó dùng một thanh tre mỏng tách nhẹ vỏ quế ra khỏi thân, vì vậy hai đầu và mép của thanh quế sẽ hạn chế dập nát khi khai thác.

Vỏ quế sau khi được thu hoạch mang về được phơi khô tự nhiên dưới bóng râm hoặc dưới nắng nhạt, tránh nắng gắt vì sẽ bị mất dầu. Ban đêm còn phải phơi sương cho quế được mềm dịu dễ uốn. Quế sau khi phơi khô được bó lại thành bó và bọc vào lá chuối khô bên ngoài hoặc cho vào gùi để nơi thoáng mát.

Quế Văn Yên được đóng gói vào các dụng cụ đựng dưới hình thức túi, hộp,… hoặc có thể cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng.