Sau khi cấy, người nông dân thường dùng phân xanh dận xuống ruộng (cây điền thanh, cây bí, lá xoan…) để cung cấp chất hữu cơ và các chất vi lượng cho lúa.

Kỹ thuật cấy: Thời điểm cấy: 10 -15 tháng 7, mật độ cấy: 24 khóm/m2, hàng cách hàng 23-25cm; cây cách cây 18-20cm, cấy 2-4 dảnh/khóm, cấy nông tay, thẳng hàng. Không cấy khi nước ruộng đang nóng, không để mạ qua đêm.

Nông dân đang cấy lúa. Ảnh: Nông thôn Việt.
Nông dân đang cấy lúa. Ảnh: Nông thôn Việt.

Bón phân: Liều lượng và loại phân bón thích hợp nhất sử dụng cho luá Tám xoan Hải Hậu đã được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổng kết và đưa ra áp dụng trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá từ các quy trình thử nghiệm và kinh nghiệm của người nông dân. Cụ thể như sau:

Lượng phân được bón cho 1 sào (360 m2) bao gồm: phân chuồng > 300 kg, đạm Urê 4,0-4,5 kg, lân super 10-15kg, Kali 3-4 kg.

Cách bón: Bón lót : 100% phân chuồng + 100%Lân + 1-1,5kg Urê; Bón thúc lần 1 : 1,5-2 kg đạm + 1,5-2 kg kali trộn đều với phân hữu cơ hoai mục bón sau cấy từ 15 - 20 ngày kết hợp với làm cỏ đợt 1; Bón thúc lần 2 : trộn đều 1-1,5 kg đạm + 2-2,5 kg kali còn lại với phân mục rồi bón lúc lúa làm đòng.

Sau khi cấy, người nông dân thường dùng phân xanh dận xuống ruộng (cây điền thanh, cây bí, lá xoan…) để cung cấp chất hữu cơ và các chất vi lượng cho lúa. Các kết quả thí nghiệm cho thấy với công thức bón 100% phân chuồng và phân xanh, lúa có độ thơm cao nhất. Độ thơm của lúa sẽ giảm đáng kể khi sử dụng nhiều phân vô cơ.

Người dân bón phân cho lúa. Ảnh: Tiến Nông.
Người dân bón phân cho lúa. Ảnh: Tiến Nông.

Ngoài ra, trong các giai đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng, trước và sau khi lúa trỗ 1 tuần, phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng như diệp lục tố, Komix, Antonik thường được sử dụng để bón bổ sung cho cây lúa Tám xoan.

Cây lúa Tám xoan Hải Hậu được chăm sóc đợt 1 khi bén rễ hồi xanh (sau cấy 10 - 15 ngày) và chăm sóc đợt 2 vào cuối thời đẻ nhánh, chuẩn bị phân hoá đòng (sau cấy 35 - 40 ngày), kết hợp làm cỏ xục bùn, xới vộ gốc.

Mực nước được giữ ổn định thường xuyên trong khoảng 3 - 5 cm. Nước phù sa được dùng để tưới vào ruộng lúa từ 14 đến 18 lượt/vụ.

Phòng trừ sâu bệnh: Các biện pháp tổng hợp IPM được sử dụng để theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời nhằm phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Khử lẫn, khử tạp: Việc khử lẫn, tạp được thực hiện ở 4 giai đoạn đó là: Giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn trước và sau trỗ và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch