Khi cây đã phát triển vào giai đoạn mùa khô từ tháng 10-12 hàng năm, cần tưới nước cho chuối vào buổi chiều tối. Ngay cả mùa mưa, thời gian nắng nóng kéo dài cũng phải tưới nước cho chuối vì chuối có bề mặt lá rộng nên khả năng thoát hơi nước lớn.

Bón thúc được chia thành 2 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là sau khi trồng, cây bắt đầu bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh (10 lá trở lên), với vườn chuối cũ thì bón sau khi kết thúc mùa đông cho đến trước khi cây bắt đầu sinh trưởng lại. Bón rải đều phân xung quanh cách gốc 30-50cm, phủ đất bùn đã đập nhỏ lên trên rồi tưới nước cho hoà tan phân trong đất. Thời kỳ thứ hai là bón ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, chuẩn bị bước vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.

Đặc biệt, đối với cây chuối Ngự, không được bón phân đạm đơn (đạm ure) (do bón phân đạm ure làm cây chuối tăng trưởng mạnh, quả chuối to múp, độ cứng của thịt quả giảm, chất lượng kém).

Chăm sóc chuối thời kì sinh trưởng.

Kỹ thuật truyền thống của người dân Đại Hoàng là lấy “bùn gầu” hay bùn nước bón vào mùa khô, đó là dùng gầu lấy bùn ở đáy ao tưới phủ lên gốc chuối, mỗi 30-50kg. Như vậy, cây chuối vừa được tưới nước, vừa được cung cấp dinh dưỡng. Có hai hình thức bón bùn của người dân là bón bùn theo hình vẩy cá (các tảng bùn được xếp lớp cách đều nhau trên toàn bộ vườn chuối Ngự) và bón bùn xung quang gốc (các tảng bùn được xếp tròn xung quanh gốc cây chuối Ngự).

Khi cây đã phát triển vào giai đoạn mùa khô từ tháng 10-12 hàng năm, cần tưới nước cho chuối vào buổi chiều tối. Ngay cả mùa mưa, thời gian nắng nóng kéo dài cũng phải tưới nước cho chuối vì chuối có bề mặt lá rộng nên khả năng thoát hơi nước lớn. Vào mùa khô, cần tưới một lượng nước trung bình từ 50-70lít/gốc trong thời gian 7-10 ngày.

Sau khi trồng 1 tháng thì làm cỏ lần đầu tiên, sau đó cách 1 - 1,5 tháng làm cỏ 1 lần, giữ cho vườn sạch cỏ. Tốt nhất là trồng xen giữa hàng chuối trước khi khép tán các loại rau, các loại đậu, lạc, v.v... để vừa che phủ đất, chống cỏ dại, trong khi được thu hoạch thêm các sản phẩm khác.

Tỉa mầm (chồi) và bẹ lá: Nguyên tắc chung là nếu đã trồng thì mỗi gốc chỉ để lại 1 cây con thay cây mẹ trên 1 gốc. Việc tỉa cây con phải làm sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lấy quả. Kỹ thuật tỉa chồi phải đảm bảo các khâu sau đây: Không cắt ngang thân giả trên mặt đất mà phải lựa đúng vị trí tiếp xúc với cây mẹ để tỉa cho sạch điểm sinh trưởng tránh cây tái sinh lại.

Đối với cây chuối Ngự Đại Hoàng cũng có rất nhiều các loại sâu bệnh. Đặc biệt chú ý để phòng trừ các loại sâu bệnh như: sâu vòi voi (Cosmopolites sordidus Germ) hay còn gọi là sâu đục thân chuối hại lá, thân giả, cuống lá, và có thể hại cả thân thật; Bệnh chuối rụt hay bệnh chùn đọt: Do vi-rut gây ra, truyền bệnh là rệp Pentalonia nigrinervoza; Bệnh đốm trứng quốc (bệnh thán thư) do nấm Gloesporium musarum gây ra những vết thối trên vỏ quả làm xấu vỏ quả, ảnh hưởng đến chất lượng quả.