Mô hình nuôi cá chép giòn của nông dân Phạm Đăng Thập ở Thành phố Long Xuyên,An Giang đang thu được nhiều sự chú ý của người dân.Bí quyết là gì vậy?

Dẫn chia sẻ của ông, tờ Khoa học Phổ thông cho biết, trước kia ông mưu sinh bằng nghề nuôi ếch thịt, baba. Sau một lần tình cờ biết nuôi cá chép giòn có hiệu quả kinh tế cao, ông quyết tâm học hỏi và đem mô hình này vào nam áp dụng.

Chia sẻ bí quyết nuôi cá chép giòn, ông cho hay: lúc đầu ông mua giống cá chép về thả nuôi. Đổ khoảng hơn 6 tháng mới bắt đầu phân loại. Chọn những con đồng kích cỡ rồi cho ăn đậu tằm khoảng hơn 3 tháng. Đậu tằm có tác dụng chuyển thịt cá chép thành vị giòn như món dồi trường của thịt heo. Con cá được coi là đã đạt độ chín thành cá giòn là khi bắt lên tay cá nằm im, không giẫy giụa, phóng nhảy.

Ảnh: Khoa học phổ thông
Ảnh: Khoa học phổ thông

TS. Nguyễn Văn Tiến, giám đốc Trung tâm chọn giống cá rô phi, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nhận định, phải hiểu rõ khái niệm "giòn". Thực chất, đây là khái niệm mang tính thương mại nhiều hơn tính khoa học. Cá giòn được hiểu theo nghĩa đen là cơ thịt săn chắc, thịt cá khi được nấu chín, ăn vào cảm giác dai hơn thịt cá bình thường. Khi nuôi cá bằng đậu tằm đủ thời gian (5 - 6 tháng), cơ thịt sẽ săn chắc hơn cá nuôi bằng thức ăn thông thường

Với giá bán 160.000 đồng/kg, mỗi năm người nông dân này thu lãi cả tỷ đồng.