Bưởi Luận Văn trở thành đặc sản gắn liền với tên của làng Luận Văn từ thời hậu Lê. Ban đầu giống bưởi Luận Văn (giống bản địa) chỉ được trồng tại làng Luận Văn, sau đó được nhân rộng ra một số xã khác của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Đơn đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Luận Văn tuân thủ theo quy định tại Điều 5 của Quy chế số 1151/2012. Do đó, Luận Văn sẽ là một dấu hiệu đặc biệt để chỉ sản phẩm có nguồn gốc một số xã thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, mà chất lượng của nó có mối liên hệ rõ ràng với điều kiện địa lý và kỹ năng của con người trong khu vực địa lý.

Luận Văn là tên một thôn thuộc xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa từ trước thời hậu Lê (năm 1385). Theo truyền thuyết, Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) lấy tên làng “Luận Văn” đặt cho sản phẩm.

Bưởi Luận Văn có múi màu đỏ trông rất bắt mắt. Ảnh:
Bưởi Luận Văn có múi màu đỏ trông rất bắt mắt. Ảnh: Nguoitieudung.

Bưởi Luận Văn trở thành đặc sản gắn liền với tên của làng Luận Văn từ thời hậu Lê. Ban đầu giống bưởi Luận Văn (giống bản địa) chỉ được trồng tại làng Luận Văn, sau đó được nhân rộng ra các xã Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Lam, Xuân Phú và một số xã khác của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Chất lượng đặc thù của bưởi Luận Văn có được là do điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây bưởi.

Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là quả bưởi được trồng từ giống bưởi Luận Văn, là giống bưởi bản địa được người dân chọn lọc tự nhiên qua hàng trăm năm.

Bưởi Luận Văn được trồng, chăm sóc và thu hoạch trên khu vực địa lý thuộc các xã: Thọ Xương và Xuân Bái thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Được bảo quản và đóng gói trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.