“Nghiên cứu trồng và chế biến cây giảo cổ lam tại tỉnh Bắc Kạn” là đề tài đang được Đại học Thái Nguyên triển khai thực hiện.

Cây giảo cổ lam.

Theo đó nhóm nghiên cứu của trường đã tiến hành điều tra, đánh giá xác định vùng trồng giảo cổ lam tại Bắc Kạn; phân loại, định danh loài giảo cổ lam bằng chỉ thị gene AND; nghiên cứu xác định 3 giống giảo cổ lam phù hợp với Bắc Kạn gồm các giống 3 lá, 5 lá, 7 lá.

Từ đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được các mô hình trồng cây giảo cổ lam tại 3 huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm, diện tích mỗi mô hình là 3 ha. Đề tài cũng đã hoàn thiện được một số quy trình kỹ thuật trồng, thu hái và chế biến cây giảo cổ lam theo hướng thực hành tốt (GACP).

Theo các hộ gia đình tham gia thực hiện, để phát triển cây giảo cổ lam thành hàng hóa, cấp ủy đảng, chính quyền cần có cơ chế chính sách, định hướng để phát triển mở rộng diện tích, tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm ổn định; đồng thời cần tiếp tục hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến sản phẩm…