Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim là loại cây không kén đất, có thể mọc tốt trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất xáo trộn (đất lập líp), đất phù sa, đất thịt pha cát, tầng đất phải sâu vì rễ xoài là loại rễ cọc, phần lớn rễ phân bố ở tầng đất 0 - 50cm.

Đất đai ở khu vực huyện Châu Thành và Cai Lậy có đặc điểm khá đa dạng, trong đó tập trung vào 4 loại đất chính bao gồm: nhóm đất cát (Arenosols); nhóm đất phèn (Fluvisols); nhóm đất phù sa (Fluvisols); và nhóm đất xáo trộn (đất lập líp).

Căn cứ trên sự phân bố của cây vú sữa và đặc thù về chất lượng của các loại đất, hai nhóm đất phù hợp cho cây vú sữa sinh trưởng và phát triển cho chất lượng tốt đó là: nhóm đất phù sa và nhóm đất xáo trộn. Các nhóm đất này có độ dầy tầng đất mịn (tầng canh tác) lớn, thành phần cơ giới phong phú, độ chua ở mức cho phép. Ngoài ra, các yếu tố chất lượng cụ thể của đất cũng phù hợp đối với cây vú sữa, cụ thể là:

Thành phần cơ giới của đất là từ sét đến sét pha thịt, ở độ sâu 100 - 120cm là thịt pha sét đến thịt lẫn ít cát mịn. pH tầng mặt chua đến hơi chua pHH20 từ 4,14 - 5,73. Hàm lượng hữu cơ trung bình đến khá. Đất trồng vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim là 2,394 - 5,006 %OM.

Đạm là một trong những nguyên tố quan trong quyết định năng suất, sản lượng cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng. Hàm lượng đạm tổng số trong tầng đất mặt trồng vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim là 0,140 - 0,196 %N.

Ảnh: Cungbandulich.
Ảnh: Cungbandulich.

Hàm lượng lân tổng số của đất trồng vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim đạt mức trung bình khá. Đất trồng vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim là 0,07 - 0,2 % P2O5, P dễ tiêu trung bình đến khá (5,36 - 14,83 mg/100g). Hàm lượng kali tổng số đất trồng vú sữa lò rèn Vĩnh Kim là 0,89-1,01 %N. Hàm lượng Ca, Mg: Ca2+ trao đổi trung bình đến khá (6,04 - 12,32 me/100g); Mg2+ trao đổi thấp (0,63 - 2,64 me/100g).

Ngược lại, với hai nhóm đất đem lại tính chất/chất lượng đặc thù cho vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, hai nhóm đất còn lại là nhóm đất cát và nhóm đất phèn không phù hợp với cây vú sữa.

Nhóm đất cát: Là nhóm đất được hình thành trên các giồng cát cũ, đã có quá trình sử dụng lâu dài, thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát cao, khả năng giữ nước kém; mùn, đạm, lân và các chất dinh dưỡng đều thấp, vì vậy, vú sữa có chất lượng kém, không ngon. Nông dân vùng Vĩnh Kim thường trồng màu, cây ăn trái, và dùng làm đất thổ cư trên loại đất này.

Nhóm đất phèn: Loại đất này đều chứa hàm lượng độc tố cao biến đổi theo mùa, khá chua, nghèo lân dễ tiêu, đây là yếu tố hạn chế lớn của nhóm đất này. Ngoài ra, thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao và tỷ lệ cát mịn cũng khá cao làm cho đất dẻo dính khi ướt và nứt nẻ khi khô, vú sữa có chất lượng kém, không ngon.

Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim là loại cây không kén đất, có thể mọc tốt trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất xáo trộn (đất lập líp), đất phù sa, đất thịt pha cát, tầng đất phải sâu vì rễ xoài là loại rễ cọc, phần lớn rễ phân bố ở tầng đất 0 - 50cm. Đất nhẹ, kém màu mỡ giúp cây dễ cho nhiều hoa và đậu trái nhưng trái nhỏ, kém phẩm chất; trong khi đất màu mỡ, đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt, trái ít nhưng to, đẹp, phẩm chất tốt.