Nhờ vào hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất khá cao, đặc biệt là Mn, ion Na+ mà nho Ninh Thuận có quả mọng nước, mang vị ngọt hài hòa, chua nhẹ và ít khi chát

Với hệ thống sông ngòi khá phong phú chảy qua các vùng địa chất có chứa các loại đá axit - trung tính, thuộc loại kiềm vôi, đã tạo ra vùng đất phù sa có những tính chất riêng biệt của vùng đồng bằng này như: thành phần cơ giới nhẹ, đất từ ít chua đến kiềm yếu.

Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất khá cao, đặc biệt Mn, ion Na+ trao đổi đất khá cao so với các vùng đất lân cận (trừ những loại đất mặn ven biển). Là những điều kiện thích hợp để cây nho phát triển và cho quả nho đỏ có vỏ mỏng, mọng nước và có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ, còn nho NH.01-48 thịt hơi mềm cho vị ngọt đậm đà, chua rất nhẹ, ít khi chát.

Xét trên tổng thể chung, cây nho phát triển trên các loại đất sau:

Nhóm đất phù sa (Fluvisols - FL): được hình thành bởi trầm tích phù sa của các con sông lớn chảy qua địa bàn như: sông Dinh. sông Chế, sông Giá, ngoài ra còn có các sông ngòi nhỏ khác chảy qua địa bàn. Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, cát pha thịt nhẹ đến thịt pha cát. Tỷ lệ cấp hạt sét chiếm từ 10 - 20%; cấp hạt thịt chiếm khoảng 10 - 24%; còn lại là cấp hạt cát. Trong đó riêng loại đất FLeu.ar có tỷ lệ cấp hạt cát trung bình trong khoảng 70 - 80%.

Quả nho Ninh Thuận.
Quả nho Ninh Thuận. Ảnh: Evietnam.

Đất khá nghèo mùn chính vì vậy tỷ trọng đất khá cao, trung bình dao động trong khoảng 2.64 - 2.75 g/cm3. Đất hơi chặt, dung trọng đất dao động trong khoảng 1.32 - 1.47 g/cm3. Tầng mặt (trong vòng 0 - 20 cm) có độ xốp đạt yêu cầu của tầng canh tác. dao động từ 49 - 51 %. Độ ẩm đất thấp. độ ẩm tầng mặt dao động từ 10 - 13 %.

Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính, trị số pH H2O dao động từ 5.8 - 7.4; pHKCl dao động trong khoảng 5.0 - 6.3. Dung tích hấp thu trong đất dao động từ thấp đến trung bình, trong khoảng 8.87 - 17.12 meq/100g đất. Độ no bazơ đạt mức trung bình đến khá, trong khoảng 48 - 64 %. Tổng các cation kiềm trao đổi đạt mức trung bình đến cao, dao động trong khoảng 4.70 - 8.19 meq/100g đất.

Đất nghèo hữu cơ và đạm tổng số, hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số dao động trong khoảng 0.41 - 0.91 %OC và đạm tổng số dao động trong khoảng 0.05 - 0.09 % N. Hàm lượng lân tổng số trong đất đạt mức trung bình, lân dễ tiêu đạt mức thấp đến trung bình. tương ứng từ 0.06 - 0.10 %P2O5 và từ 4.23 - 8.79 mg P2O5/100g.

Đất rất nghèo kali tổng số, song kali dễ tiêu đạt mức trung bình. Hàm lượng kali tổng số hầu hết đều chỉ đạt giá trị thấp dưới 1.0 % K2O và hàm lượng kali dễ tiêu dao động trong khoảng 11.58 - 17.16 mg K2O/100g.

Nhóm đất mặn kiềm (Solonchaks - SC): là đất có chứa nhiều chất CO3Na2 và CO3HNa. Chất mặn (ClNa) trong các lớp đất dưới sâu có thể là do trong một thời kỳ biến đổi địa chất của lịch sử trước đây là thềm biển hoặc các chất mặn và chất kiềm (CO3Na2 và CO3HNa) được phóng thích từ các quá trình phong hóa của đá mẹ giàu bazơ.

Đất có thành phần cơ giới hơi nhẹ đến trung bình thịt pha cát đến thịt. Tỷ lệ cấp hạt cát dao động trong khoảng 47 - 61 %; cấp hạt thịt dao động trong khoảng 24 - 34 %; còn lại là cấp hạt sét.

Đất khá chặt, dung trọng đất dao động trong khoảng 1.37 - 1.46 g/cm3; tỷ trọng đất dao động trong khoảng 2.61 - 2.73 g/cm3. Độ xốp đất tầng mặt không đạt yêu cầu của tầng canh tác, dao động trong khoảng 44 - 47 %. Độ ẩm đất đạt từ 17 - 20 %.

Đất có phản ứng hơi kiềm, trị số pHH2O dao động trong khoảng 8.0 - 10.4; trị số pHKCl dao động trong khoảng 6.3 - 8.5. Dung tích hấp thu (CEC) trong đất đạt mức thấp, trung bình dao động trong khoảng 8.44 - 9.68 meq/100g đất. Tổng các cation kiềm trao đổi đạt mức trung bình, dao động trong khoảng 4.87 - 6.01 meq/100g, trong đó chủ yếu là Na+. Độ no bazơ đạt mức cao, dao động trong khoảng 58 - 61 %.

Đất nghèo cacbon hữu cơ và đạm tổng số. Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số bình quân đều đạt dưới 0.80 %OC; hàm lượng đạm tổng số đạt dưới 0.10 % N. Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu đạt mức trung bình, tương ứng từ 0.08 - 0.10 % P2O5 và từ 9.07 - 10.09 mg P2O5/100g đất. Hàm lượng kali tổng số đạt mức nghèo song kali dễ tiêu đạt mức rất giàu, kali tổng số bình quân đạt dưới 1.00 % K2O và kali dễ tiêu dao động trong khoảng 28.59 - 39.15 mg K2O/100g đất.

Nhóm đất xám (Acrisols - AC): là nhóm đất hình thành tại chỗ. phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ dạng bằng thấp ven các khe hợp thủy đến các dạng đồi thấp thoải. Loại đất này phát triển, hình thành trên các loại đá mẹ, mẫu chất axít (hoặc nghèo kiềm). Tuy phân bố trong điều kiện khô hạn. song vẫn có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm thổ xảy ra tương đối mạnh mẽ. đã tạo cho đất có tầng tích tụ sét (tầng Argic) với dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp.

Đất có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng, thịt pha cát đến thịt pha sét và cát. Tỷ lệ cấp hạt sét chiếm khoảng 21 - 26 %, có sự gia tăng cấp hạt sét rõ ràng giữa tầng dưới so với tầng mặt; tỷ lệ cấp hạt thịt dao động trong khoảng 12 - 20 %; còn lại là cấp hạt cát. Đất bị nén khá chặt, dung trọng đất dao động trong khoảng 1.49 - 1.64 g/cm3. Tỷ trọng đất dao động trong khoảng 2.67 - 2.70 g/cm3.Độ ẩm đất dao động trong khoảng 8 - 12 %.

Đất xám có phản ứng chua đến hơi chua. trị số pH H2O đạt từ 5.4 - 5.9; trị số pHKCl đạt từ 4.7 - 5.1. Dung tích hấp thu (CEC) trong đất đạt mức trung bình, bình quân dao động trên dưới 15.0 meq/100g đất. Tổng các cation kiềm trao đổi đạt mức trung bình, dao động trong khoảng 4.64 - 6.16 meq/100g đất. Độ no bazơ đạt mức thấp đến trung bình. trong khoảng từ 25 - 33 %.

Đất nghèo cacbon hữu cơ và đạm tổng số. hàm lượng cacbon hữu cơ bình quân đạt thấp dưới 0.80 % OC và hàm lượng đạm tổng số bình quân đạt thấp dưới 0.09 % N. Lân tổng số đạt mức trung bình, lân dễ tiêu đạt mức thấp đến trung bình. hàm lượng lân tổng số dao động từ 0.06 - 0.09 % P2O5, hàm lượng lân dễ tiêu dao động trong khoảng 4.46 - 9.84 mg P2O5/100g đất. Kali tổng số và dễ tiêu trong đất đạt mức nghèo, hàm lượng kali tổng số bình quân dưới 0.30 % K2O và hàm lượng kali dễ tiêu bình quân dao động từ 4.08 - 6.06 mg K2O/100g đất.

Nhóm đất xám nâu vùng bán khô hạn (Lixisols - LX): là nhóm đất hình thành tại chỗ, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, trên nhiều loại đá mẹ có mẫu chất giàu kiềm. Song do phân bố trong điều kiện bán khô hạn. quá trình rửa trôi các cation kiềm thổ diễn ra yếu, chính vì vậy đã tạo cho đất có tầng tích tụ sét (B- Argic) với dung tích hấp thu thấp và độ no bazơ cao.
Đất xám nâu vùng bán khô hạn có thành phần cơ giới trung bình đến nặng. thịt pha cát đến thịt pha sét và cát. Tỷ lệ cấp hạt sét chiếm khoảng 19 - 27 %; cấp hạt thịt chiếm khoảng 15 - 20 %; còn lại là cấp hạt cát, trong đó chủ yếu là cát mịn.

Do trong điều kiện khô hạn nên đất bị nén khá chặt, dung trọng đất dao động trong khoảng 1.30 - 1.44 g/cm3; tỷ trọng đất dao động trong khoảng 2.58 - 2.74 g/cm3; độ xốp đất dao động trong khoảng 46 - 49 %. Độ ẩm đất đạt dưới 10 %. Đất có phản ứng ít chua đến trung tính. trị số pHH2O dao động từ 5.9 - 7.5; trị số pHKCl dao động từ 4.9 - 6.0.

Dung tích hấp thu trong đất dao động từ trung bình đến thấp, từ 9.05 - 15.24 meq/100g đất. Tổng các cation kiềm trao đổi đạt mức trung bình, dao động từ 4.36 - 7.28 meq/100g đất. Độ no bazơ đạt mức trung bình, từ 48 - 51 %, cá biệt có một số nơi độ no bazơ đạt mức khá cao, trên 70 %. Đất có hàm lượng cacbon hữu cơ đạt mức thấp đến trung bình, dao động trong khoảng 0.63 - 1.18 % OC.

Hàm lượng đạm tổng số đạt mức trung bình, dao động trong khoảng 0.10 - 0.14 % N. Lân tổng số và dễ tiêu đạt mức trung bình, hàm lượng lân tổng số dao động trong khoảng 0.06 - 0.16 % P2O5; hàm lượng lân dễ tiêu dao động trong khoảng 6.19 - 10.66 mg P2O5/100g đất. Kali tổng số trong đất rất nghèo, song kali dễ tiêu đạt từ trung bình đến khá giàu, bình quân hàm lượng kali tổng số đạt thấp dưới 1.0 % K2O; hàm lượng kali dễ tiêu đạt từ 14.73 - 49.47 mg K2O/100g đất.

So sánh giữa giá trị đặc thù của đất tại vùng chỉ dẫn địa lý và yêu cầu sinh thái về đất của cây nho cho thấy cây nho ở Ninh Thuận được trồng trên các loại đất có các tính chất lý, hóa học tương đối phù hợp cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây.

Về thành phần cơ giới: Hầu hết đất tại vùng nghiên cứu có thành phần cơ giới từ cát pha thịt đến thịt nhẹ pha cát. Đất có phản ứng từ hơi chua đến trung tính, giá trị pH H2O dao động trong khoảng 5.8 đến 7.3. Đất tại vùng trồng Nho có hàm lượng cacbon hữu cơ và đạm tổng số nghèo. Lân tổng số và lân dễ tiêu trung bình. Kali tổng số nằm trong mức nghèo đến rất nghèo, nhưng ngược lại kali dễ tiêu lại đạt mức trung bình đến khá. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất đạt khá cao, đặc biệt là hàm lượng Mn.

Đất có tổng cation kiềm trao đổi đạt mức trung bình; điều khác biệt ở vùng đất này là ion Na+ trao đổi trong đất đạt khá cao so với các vùng đất khác (trừ những đất mặn ven biển). Dung tích hấp thu trong đất đạt mức thấp đến trung bình. Độ no bazơ đạt mức trung bình. Các yếu tố nói trên đã góp phần tạo nên chất lượng đặc thù của nho Ninh Thuận.