An Giang được xem là tỉnh đi đầu áp dụng công nghệ sinh thái (CNST) ruộng lúa bờ hoa, phương thức SX an toàn, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong quá trình thực hiện mô hình nhiều cá nhân, tập thể SX giống đạt hiệu quả cao thu lợi nhuận hằng trăm triệu đồng/năm.
Ông Tấn bên mô hình ruộng lúa bờ hoa

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề trong lúa, lão nông Trần Phước Tấn ở xã Bình Hòa, huyện Châu Thành chia sẻ, việc ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa không khó, giảm chi phí thuốc BVTV, giảm công lao động nên tăng thêm lợi nhuận. Điều quan trọng là không sử dụng thuốc cỏ. Ban đầu gia đình ứng dụng trên vài công đất qua nhiều năm hiện nay đã áp dụng toàn diện tích hơn 5ha lúa giống.

Sau khi xuống giống từ 7 – 10 ngày sẽ tiến hành trồng hoa dọc theo bờ ruộng cách bờ khoảng 20cm, hoa sẽ thu hút nhiều lại thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh, nhện… giúp tiêu diệt rầy nâu, sâu cuốn lá, giảm chi phí SX. Những loại hoa được trồng quanh bờ ruộng có hương thơm, màu sắc sặc sỡ để thu hút thiên địch như hoa sao nhái, cúc đồng tiền, đậu bắp, hướng dương, mè…

Với tổng diện tích hơn 5ha,ông Tấn trồng giống OM 4900 chuyển SX và bán giống xác nhận cho các Cty, DN cung ứng giống trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên chọn giống OM 4900 vì phù hợp với thổ nhưỡng, giá cả ổn định và dễ tiêu thụ. Tùy theo mùa vụ mà có năng suất khác nhau, cụ thể, vụ ĐX rồi đạt năng suất từ 7,5 – 8 tấn/ha; HT từ 7 – 7,5 tấn/ha và TĐ từ 6 – 7 tấn/ha.

Điều quan trọng nhất là phải kết hợp sạ thưa. Gia đình ông chỉ áp dụng sạ 10kg/công (1.000m2) để giảm chi phí giống, phân bón và các chi phí khác, bảo vệ được môi trường trong sạch.

Với tổng diện tích hơn 5ha, mỗi vụông Tấn cung cấp từ 35 - 40 tấn lúa giống chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh, giá cao hơn giá lúa thị trường 500 đồng/kg; chi phí giảm hơn 1 – 1,5 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả của mô hình ứng dụng CNST đã giúp gia đìnhông Tấn thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm và nhận bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh An Giang, Sở NN-PTNN tỉnh, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh...

Chia sẻ về định hướng phát triển mô hình CNST, ông Nguyễn Thanh Sang, Trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Châu Thành cho biết, hướng tới huyện sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình CNST, phấn đấu mỗi vụ và mỗi xã sẽ có 1 mô hình ruộng lúa bờ hoa. Trạm sẽ phân công cán bộ xuống trực tiếp hỗ trợ nông dân thực hiện, lồng ghép các buổi tuyên truyền, tọa đàm phòng chống sâu bệnh đầu vụ...